Kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản cần lưu ý những gì?

kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản

Nhiều người băn khoăn có nên kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản? Vì các mặt hàng đến từ đất nước hoa anh đào luôn được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao thông qua độ uy tín và chất lượng. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm và cũng đang thắc mắc câu hỏi như trên thì đừng vội lướt qua bài viết này. Những thông tin mà Dileecos sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình khởi nghiệp của bạn đấy.

    kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản

Kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản

1. Kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản – Có nên hay không?

Trước khi quyết định khởi nghiệp hoặc mở cửa hàng mỹ phẩm khá nhiều người cũng băn khoăn về việc có nên kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản hay không. Thực tế, đây là một ý tưởng độc đáo mang theo nhiều cơ hội thành công nhờ các ưu điểm nổi bật như sau:

  • Hàng Nhật Bản được ưa chuộng nhờ chất lượng và uy tín: Các công ty Nhật Bản luôn chú trọng chăm chút cho chất lượng mỹ phẩm từ những chi tiết nhỏ nhất. Đồng thời đề cao vấn đề an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường. Nên được rất nhiều người tiêu dùng ủng hộ và tin yêu.
  • Mỹ phẩm Nhật Bản đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã: Nhờ vậy, khi nhập mỹ phẩm Nhật Bản về kinh doanh, kho hàng của bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu lựa chọn đa dạng từ phía các khách hàng khó tính nhất.
  • Việc nhập hàng về khá thuận tiện: Có nhiều cách lấy hàng và nguồn hàng Nhật Bản uy tín giúp bạn nhanh chóng tìm được địa điểm tin cậy phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình.
  • Cơ hội gia tăng lợi nhuận nhanh chóng: Quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam đang ngày càng sâu rộng, cộng thêm với yếu tố thuế nhập khẩu đang giảm xuống thấp hơn. Sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí nhập hàng và tăng sự thuận tiện cho quá trình nhập hàng trong hiện tại và cả tương lai.

Có nên kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản

Có nên kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản?

2. Kinh doanh mỹ phẩm Nhật cần đăng ký kinh doanh không? 

Để trả lời cho câu hỏi kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản có cần đăng ký kinh doanh không? Trước tiên, hãy cùng đối chiếu xem các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì những trường hợp sau không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật:

“Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

  1. a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  2. b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  3. c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  4. d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  5. e) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  6. f) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Kinh doanh mỹ phẩm Nhật cần đăng ký kinh doanh không

Kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo đó, kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản sẽ thuộc trường hợp cần phải đăng ký kinh doanh. Nếu bạn chỉ có ý định kinh doanh theo mô hình cửa hàng quy mô nhỏ và không thành lập công ty thì có thể thành lập hộ kinh doanh theo thủ tục như sau:

Căn cứ vào Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP trình tự thủ tục để đăng ký thành lập hộ kinh doanh như sau:

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 20/2015/BKHĐT);
  • Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực công chứng hoặc chứng thực.
  • Nơi nộp hồ sơ: Phòng tài chính – kế hoạch cấp huyện.
  • Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

Ngoài ra, để kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, bạn cũng cần chú ý tới các điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm hợp pháp vào Việt Nam.

Điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm hợp pháp vào Việt Nam

Điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm hợp pháp vào Việt Nam

Cụ thể, điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về nhập khẩu mỹ phẩm, theo đó, mỹ phẩm muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

“Điều 35. Nhập khẩu mỹ phẩm

  • Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
  • Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):
    • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.
    • Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.
    • Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
    • Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.
    •  Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
    • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành”.

3. Kinh nghiệm khi kinh doanh hàng xách tay Nhật

Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm kinh doanh hàng xách tay Nhật được chia sẻ từ những đơn vị đi trước. Hy vọng có thể giúp ích cho quá trình khởi nghiệp của bạn suôn sẻ hơn:

Kinh nghiệm khi kinh doanh hàng xách tay Nhật

Kinh nghiệm khi kinh doanh hàng xách tay Nhật

3.1 Am hiểu thị trường và insight khách hàng

Dù là kinh doanh trong lĩnh vực gì thì cũng cần có bước nghiên cứu thị trường và thị hiếu người dùng. Đặc biệt, đối với thị trường mỹ phẩm, nếu không có sự am hiểu về thị trường lẫn nhu cầu của người dùng. Bạn sẽ gặp phải khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm kinh doanh và xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp.

Đầu tiên, hãy xác định rõ ràng đối tượng khách mà bạn muốn hướng đến. Sau đó tìm hiểu và phân tích chi tiết các thông tin liên quan đến độ tuổi, thu nhập bình quân, vấn đề về da và sắc đẹp họ thường gặp phải, mối lo ngại của họ khi mua mỹ phẩm,… Để từ đó có được sự định hướng rõ ràng về dòng sản phẩm cũng như phân khúc giá, các chương trình quảng bá thích hợp.

Ngoài ra, đặc thù của ngành mỹ phẩm là sự đổi mới và cải tiến liên tục. Vì thế, bạn cần có sự tinh nhạy nhất định đối với thị trường xung quanh. Để đón đầu xu hướng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dùng.

3.2 Hình ảnh minh họa ấn tượng và hấp dẫn

Các đơn vị kinh doanh mỹ phẩm nhật bản mọc lên như nấm sau mưa cũng đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gắt gao hơn rất nhiều. Để thu hút khách hàng, bạn sẽ cần lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng bá bài bản và độc đáo. Trong đó, hình ảnh là yếu tố cực kỳ quan trọng không thể ngó lơ nếu bạn muốn thu hút ánh nhìn của khách hàng.

Hình ảnh minh họa ấn tượng và hấp dẫn

Hình ảnh minh họa ấn tượng và hấp dẫn

Đối với các đơn vị bán hàng online, hãy chăm chút cho hình ảnh đăng lên thật rõ nét và bắt mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết của sản phẩm như thành phần, công dụng, xuất xứ. Để sau khi thu hút khách bằng vẻ ngoài thì có thể giữ chân họ bằng độ uy tín và tin cậy từ bên trong.

Đối với những bạn có cơ sở kinh doanh offline, bạn hoàn toàn có thể thiết kế một không gian vừa đủ để khách hàng trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận sản phẩm tại chỗ. Hãy chú ý tới bố cục, cách bày trí và các phụ kiện nho nhỏ giúp cho không gian trở nên ấn tượng hơn.

3.3 Luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng

Thời kỳ dịch vụ lên ngôi, nếu bạn không đem đến dịch vụ chăm sóc chất lượng và có mặt khi khách hàng cần đến. Thì rất nhanh chóng, đối thủ của bạn sẽ là địa điểm tiếp theo mà khách hàng lựa chọn.

Luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng

Luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng

Khi mà thị trường đã bắt đầu trở nên sôi nổi với quá nhiều đơn vị kinh doanh mỹ phẩm khác nhau. Thì việc bạn đưa ra sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời sẽ là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định gắn bó lâu dài hơn với thương hiệu của bạn.

3.4 Các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết

Việc bạn thường xuyên tổ chức các dịp tri ân với khách hàng sẽ cho họ thêm lý do để tin yêu và tiếp tục gắn bó với cửa hàng của bạn. Rất nhiều nghiên cứu thực tế đã chỉ ra việc giữ chân các khách hàng cũ còn dễ hơn gấp nhiều lần so với tìm kiếm và thuyết phục một khách hàng mới. Vì thế, đừng vội vã bỏ qua nhóm này nhé.

Các chương trình ưu đãi có thể diễn ra cả online lẫn offline. Với hình thức online, bạn có thể tận dụng các trang mạng xã hội khác nhau như Facebook, TikTok hay Instagram để quảng bá cho thương hiệu của mình. Còn đối với các buổi sự kiện offline, việc giao lưu với chuyên gia hoặc dùng thử sản phẩm sẽ nhận được nhiều lượt quan tâm từ phía khách hàng của bạn, góp phần thúc đẩy doanh thu lên đáng kể.

4. Các cách kinh doanh hàng mỹ phẩm Nhật

Có nhiều cách kinh doanh mỹ phẩm Nhật khác nhau mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với số vốn, mục tiêu kinh doanh cũng như phân khúc khách hàng đang nhắm tới. Dưới đây sẽ là một số gợi ý từ Dileecos:

Các cách kinh doanh hàng mỹ phẩm Nhật

Các cách kinh doanh hàng mỹ phẩm Nhật

4.1 Mỹ phẩm nhật bản xách tay chính hãng

Nếu bạn có người nhà hoặc bạn bè sinh sống hoặc công tác tại Nhật Bản thì có thể lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm Nhật xách tay. Cụ thể, với cách này, bạn nhờ người thân hoặc bạn bè nhập giúp mỹ phẩm chính hãng tại Nhật Bản và sau đó vận chuyển về Việt Nam để tiến hành kinh doanh.

4.2 Thương hiệu mỹ phẩm nhật bản nổi tiếng

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng về các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm chất lượng cao. Dưới đây là một số thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản nổi tiếng:

  • Shiseido: là một trong những thương hiệu mỹ phẩm lâu đời và nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Shiseido cung cấp các sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao, bao gồm dòng mỹ phẩm dành cho nam giới và phụ nữ.
  • SK-II: là một thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật Bản, nổi tiếng với sản phẩm Essence của mình, một loại tinh chất chăm sóc da được sản xuất từ Pitera, một thành phần được chiết xuất từ men rượu.
  • Muji: là một thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của Nhật Bản, cung cấp các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm với thiết kế đơn giản, tối giản và không chứa hương liệu, chất bảo quản và màu sắc nhân tạo.
  • Canmake: là thương hiệu đang được yêu thích bởi những sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và giá cả hợp lý.
  • Kose: là thương hiệu nổi tiếng tại nhật bản có lịch sử hơn 70 năm, cung cấp các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cao cấp với các thành phần tự nhiên và công nghệ tiên tiến.

Ngoài ra, còn nhiều thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản khác như Hada Labo, DHC, Fancl, và Rohto, được yêu thích bởi chất lượng và hiệu quả của sản phẩm được phái nữ tin dùng.

4.3 Bán hàng online

Kinh doanh mỹ phẩm Nhật online sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Từ việc thuê mặt bằng, sắm sửa cơ sở vật chất cho cửa hàng đến chi phí bảo trì và vận hành một shop mỹ phẩm offline. Với cách này, khách hàng chỉ cần đặt hàng qua mạng là bạn có thể giao hàng đi nhanh chóng mà không cần quan tâm đến các vấn đề kể trên.

4.4 Order

Kinh doanh theo cách order còn được xem như hình thức mua hàng hộ từ Nhật Bản. Với cách này, khách hàng sẽ đặt mua hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm. Sau đó bạn mua hàng giúp họ và chuyển về Việt Nam theo yêu cầu từ số lượng nhỏ cho tới số lượng lớn tùy theo khả năng.

4.5 Nguồn hàng mỹ phẩm Nhật

Trên thị trường hiện nay đang có khá nhiều đầu mối lấy hàng mỹ phẩm Nhật Bản cho các bạn có nhu cầu kinh doanh sản phẩm này. Mỗi mối nhập hàng lại có các ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu cũng như khả năng thực tế mà bạn nên chọn cho mình một nguồn phù hợp, đem lại lợi nhuận lâu dài có thể kể tới:

  • Cửa hàng mỹ phẩm
  • Mua hàng trực tuyến trên trang thương mại nhật bản
  • Mua trực tiếp từ các cửa hàng bên nhật
  • Mua từ các đại lý phân phối sỉ lẻ từ đại lý

Nguồn nhập hàng mỹ phẩm Nhật

Nguồn nhập hàng mỹ phẩm Nhật

4.6 Nhập hàng trực tiếp từ Nhật Bản

Nếu bạn đang sinh sống tại Nhật Bản hoặc có gia đình, bạn bè công tác tại đây thì có thể lấy hàng trực tiếp từ Nhật về Việt Nam để kinh doanh.

Với cách nhập này, bạn cần đi tìm mối lấy hàng từ các xưởng sản xuất hoặc đơn vị phân phối trực tiếp để nhập được hàng hóa giá rẻ, chất lượng cao. Tiếp đến, vận chuyển qua đường biên, đường hàng không hoặc thuê đơn vị khác vận chuyển về Việt Nam. Cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát chất lượng nguồn hàng và tăng khả năng tìm được các mối hàng mỹ phẩm giá rẻ hơn so với nhập qua trung gian.

4.7 Đặt hàng từ website

Ngoài cách nhập hàng trực tiếp tại Nhật, bạn cũng có thể nhập hàng theo hình thức đặt online trên các trang web chính hãng. Việc lấy hàng từ các website được đánh giá là tương đối thuận tiện và nhanh chóng. Với cách này, bạn có thể xem được hình ảnh và thông tin chi tiết về các dòng mỹ phẩm đồng thời tận dụng hình ảnh đó để đăng tải nội dung buôn bán sau này.

Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro về các vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ để đặt mua trên các trang web uy tín. Bạn cũng có thể tranh thủ các đợt giảm giá cuối tháng, cuối năm để mua được hàng với giá tốt. Qua đó tăng thêm lợi nhuận kinh doanh cho mình.

4.8 Hàng xách tay từ Nhật về

Nếu có người thân hoặc bạn bè thường xuyên công tác tại Nhật Bản thì bạn cũng có thể nhờ họ mua hàng và gửi về Việt Nam giúp. Nguồn hàng này sẽ ổn định hơn so với việc nhờ đặt mua từ tiếp viên hàng không và phi công. Ngoài ra, hàng hóa mà họ mua sẽ được miễn thuế hoặc giảm chiết khấu 5-10% tùy loại mỹ phẩm.

Tuy nhiên, để có thể chuẩn bị cho công việc kinh doanh lâu dài, bạn cần tìm được nguồn hàng lớn để nhập hàng trực tiếp. Qua đó, đảm bảo các vấn đề liên quan đến chất lượng, nguồn gốc cũng như giá thành của sản phẩm.

5. Những kinh nghiệm cần lưu ý khi nhập mỹ phẩm Nhật Bản

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ Dileecos gửi đến bạn nhằm giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi và dễ thành công hơn:

Những kinh nghiệm cần lưu ý khi nhập hàng Nhật

Những kinh nghiệm cần lưu ý khi nhập hàng Nhật

  • Trước khi quyết định kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần có sự nghiên cứu và chọn lựa mặt hàng phù hợp, từ đó, tìm ra nguồn hàng lâu dài.
  • Kiểm tra thật kỹ chất lượng và nguồn gốc mỹ phẩm để tránh tình trạng trà trộn hàng giả, hàng nhái không phải của Nhật.
  • Hãy tham khảo qua xu hướng thị trường và nghiên cứu insight người dùng để biết dòng mỹ phẩm nào đang được ưa chuộng. Qua đó, tránh được các rủi ro hàng tồn hoặc khó bán được sản phẩm.

Như vậy, Dileecos vừa chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi có nên kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản. Và một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn khởi nghiệp. Đừng quên theo dõi các bài viết trên trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm quý báu khi kinh doanh mỹ phẩm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *