Mụn ẩn là gì? Nguyên nhân và các biên pháp ngăn ngừa

Mụn ẩn

Mụn ẩn là những tình trạng mụn phổ biến, dễ mắc phải nhất trong cơ thể con người. Tùy thuộc vào tính chất, cấu trúc, mức độ của mụn để có thể điều trị dứt điểm, không gây đau sưng hoặc không gây lồi lõm mất thẩm mỹ. Cùng Dileecos tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây ngay nhé!

1. Mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn là loại mụn có nhân mụn nằm ẩn sâu bên trong lớp nang lông, không gây viêm, sưng tấy hoặc cũng không gây đau nhức. Biểu hiện của mụn là những nốt nhỏ li ti và mọc theo từng cụm với nhau trên vùng mặt.

Loại mụn này khá khó để chúng ta quan sát bằng mắt thường, chỉ khi lấy mụn, tay sờ lên da mặt mới có thể cảm nhận được rõ sự tồn tại của mụn.

Bề mặt của làn da trở nên sần sùi, không mịn màng khi xuất hiện mụn. Loại mụn này thường xuất hiện tại các vùng da ở trán, dưới cằm và ở cùng má 2 bên. Bên cạnh đó, việc chăm sóc da không đúng cách cũng khiến cho da tích tụ nhiều bã nhờn, bụi bẩn gây ra mụn nổi mọc trên da.

Mụn ẩn được các chuyên gia da liễu đánh giá tuy không nguy hiểm như mụn nang, mụn đinh,… Nhưng khi không được xử lý kịp thời dưới những tác động của môi trường bên ngoài, do stress, nội tiết tố, thói quen sinh hoạt,… Sẽ khiến cho mụn có thể bị sưng viêm và để lại nhiều nốt thâm mụn, sẹo gây mất thẩm mỹ, khiến bạn có thể bị mất tự tin.

Mụn ẩn là gì

Mụn ẩn là gì?

3. Nguyên nhân gây ra mụn ẩn?

Một số nguyên nhân chính gây ra mụn ẩn đó chính là:

3.1 Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây xuất hiện tình trạng mụn này. Nhất là trong giai đoạn dậy thì, kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho nội tiết tố bị thay đổi thất thường làm các tuyến bã nhờn sản sinh ra lượng dầu nhiều hơn.

Khi đó cùng với bụi bẩn và lớp da chết có trên da gây bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn. Đặc biệt với người có làn da dầu hoặc da nhạy cảm sẽ rất dễ bị kích ứng, nguy cơ mọc mụn cũng cao hơn, nhất là tại vùng trán và vùng hai bên má mụn.

3.2 Vệ sinh da không đúng cách

Trong quy trình chăm sóc da, làm sạch da được xem là bước cơ bản và quan trọng nhất, nếu làn da của bạn không được làm sạch thì quá trình chăm sóc da sau đó gần như là vô ích. Từ đó có thể vô tình tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây hại vào sâu trong da làm tăng nguy cơ bị mụn cho làn da.

Mụn ẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và lan nhanh sang các khu vực khác nếu làn da không được vệ sinh sạch sẽ.

3.3 Chế độ sinh hoạt

Nếu bạn có một chế độ sinh hoạt không hợp lý, ăn uống quá nhiều thức ăn, dầu mỡ dư thừa, thường xuyên thức khuya, ăn đồ cay nóng, hoặc bị stress,… là những nguyên nhân chính gây nên mụn.

Da mặt là bộ phận nhạy cảm, việc dùng tay chạm lên da mặt tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại làm cho mụn ẩn mọc nhiều nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến cho tình trạng ngày càng nặng hơn.

Do đó, việc giữ cho đôi bàn tay luôn sạch sẽ trước khi vào quá trình chăm sóc da là điều rất cần thiết và cần phải loại bỏ ngay thói quen đưa tay chạm lên mặt để tránh làn da khỏi các loại mụn.

3.4 Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc lạm dụng quá nhiều vào việc sử dụng mỹ phẩm cũng là nguyên nhân lớn gây nên tình trạng mụn xuất hiện. Việc trang điểm thường xuyên không được tẩy trang đúng cách rất dễ gây ra bít tắc lỗ chân lông.

Những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhái khiến cho tình trạng của da xấu hơn và mụn sẽ được khó điều trị dứt điểm. Cùng với đó, việc dùng cọ trang điểm, mút bông, tán phấn,… vệ sinh không sạch sẽ cũng khiến cho vi khuẩn dễ tấn xông và gây nên mụn ẩn ở dưới da.

Xem thêm mỹ phẩm trị mụn chất lượng đến từ Dileecos: https://dileecos.vn/combo-lam-sach-sau/

3.5 Tác động từ môi trường

Môi trường nhiều khói bụi, bụi bẩn và ánh nắng chiếu từ môi trường cũng khiến cho tình trạng mụn xuất hiện trên làn da.

4. Các vị trí mụn ẩn thường gặp

Mụn ẩn thường xuất hiện tại những vị trí dưới đây:

4.1 Mụn ẩn trên trán

Mụn xuất hiện trên trán được nhận biệt qua các cách sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, dùng tay xoa nhẹ vào trán, nếu thấy có hiện tượng các cục u nhỏ hoặc có cảm giác có nốt sàn sùi li ti thì đó chính là mụn ẩn.
  • Soi gương dưới ánh sáng rõ bạn cũng có thể phát hiện được lớp mụn.
  • Sau khi trang điểm, bạn quan sát thấy có lớp nền không được mịn màng.
  • Bạn có thể đi soi da tại cơ sở chuyên khoa da liễu hoặc tại các đơn vị thẩm mỹ da.

Mụn ẩn trên trán

Mụn ẩn trên trán

4.2 Mụn ẩn ở cằm

Mụn nằm ở khu vực cằm bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Mụn ở bên dưới da, không thấy đầu mụn, không sưng tấy, không đau nhưng khi chạm vào đó có cảm giác lộm cộm dưới da.
  • Những nốt mụn này thường có kích thước nhỏ li ti như đầu kim mọc thành từng cụm với nhau.
  • Sau khi trang điểm xong bề mặt da nhấp nhô, không mịn màng.

Mụn ẩn ở cằm

Mụn ẩn dưới cằm

4.3 Mụn ẩn trên má

Vùng da má thường rất nhạy cảm, dễ tích tụ nhiều dầu thừa và bụi bẩn gây nên tình trạng mụn ẩn rất nhiều nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.

Mụn ẩn trên má

Mụn ẩn trên má

4.4 Mụn ẩn quanh miệng

Xung quanh miệng thường xuất hiện mụn do lỗ chân lông bị bít tắc, không thông thoáng do thường xuyên đeo khẩu trang trong thòi gian lâu dài, đặc biệt tại các loại khẩu trang có lớp chống thấm hút.

Mụn ẩn quanh miệng

Mụn ẩn xuất hiện quanh miệng

4.5 Mụn ẩn ở quai hàm

Quai hàm là nơi dễ xuất hiện mụn ẩn nhất vì chịu nhiều tác động từ bên ngoài môi trường do việc đeo khẩu trang, cài quai mũ bảo hiểm, thói quen hay chạm tay vào cằm,… .

Mụn ẩn ở quai hàm

Mụn ẩn quai hàm

5. Những biện pháp hạn chế mụn ẩn

Để hạn chế tối đa việc mụn ẩn hình thành và phát triển bạn cần chú ý những điều ngay dưới đây:

5.1 Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ sẽ gây nên tình trạng mụn ngày càng nguy hiểm.

Bạn hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm có chứa chất Omega 3, Omega 6 và Vitamin,… trong các bữa ăn để giúp cho làn da luôn khỏe mạnh, săn chắc.

Hạn chế ăn đồ có chứa cồn hoặc chất kích thích như cafe, rượu, bia,… .

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh

5.2 Cấp ẩm làn da

Luôn cấp ẩm cho làn da đúng cách, sử dụng mỹ phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa các thành phần không gây kích ứng cho da khi sử dụng.

5.3 Hạn chế trang điểm và không đi ngủ khi chưa tẩy trang

Nếu không do đặc thù công việc bạn hãy hạn chế tối đa nhất việc trang điểm cho da mặt, giúp da luôn thông thoáng và được nghỉ ngơi, thư giãn tránh gây bít tắc lỗ chân lông làm cho mụn mọc.

Bạn tuyệt đối không được đi ngủ khi chưa tẩy trang sẽ khiến cho việc tồn đọng, tích tụ những bụi bẩn sau một ngày dài làm việc tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn.

Hạn chế trang điểm và không đi ngủ khi chưa tẩy trang

Hạn chế trang điểm và không ngủ nếu chưa tẩy trang

6. Lưu ý khi trị mụn ẩn dưới da

Điều trị mụn ẩn dưới da có thể được trị liệu tại nhà hoặc điều trị theo sự hướng dẫn và hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

6.1 Trị liệu mụn tại nhà

Khi điều trị mụn tại nhà bạn không nên nặn mụn hoặc bóp bằng tay sẽ gây nhiễm trùng làm cho nhân mụn phát triển to hơn và có khả năng sẽ để lại sẹo. Do đó, bạn cần áp dụng một số phương pháp sau để tránh để lại sẹo và chống nhiễm trùng, đẩy mụn lên da hiệu quả:

  • Sử dụng các sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide có tác dụng diệt khuẩn dưới da và là một thành phần phổ biến trong nhiều loại sữa rửa mặt và thuốc trị mụn không kê đơn.
  • Sử dụng miếng dán mụn tại các quầy thuốc uy tín, những miếng dán mụn này thường tẩm chất chống mụn, kháng viêm cụ thể là Axit Salicylic.
  • Sử dụng tinh dầu trà có chứa các hợp chất kháng khuẩn và dùng để điều trị mụn ẩn nhanh chóng, nên áp dụng 2 lần một ngày vào sáng và tối đến khi mụn được loại bỏ hẳn.
  • Mật ong nguyên chất là những liệu pháp điều trị mụn tự nhiên dùng để thay thế cho các loại thuốc trị mụn không kê đơn, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

6.2 Điều trị mụn dưới sự hỗ trợ của chuyên khoa da liễu

Với những trường hợp mụn ẩn bị sưng hoặc viêm trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín nhất để được các bác sĩ chuyên khoa da liễu điều trị và khám theo dõi.

7. Các câu hỏi thường gặp

Dileecos nhận được rất nhiều câu hỏi từ những người mắc phải tình trạng mụn ẩn. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất và có những giải đáp chi tiết sau:

7.1 Có nên nặn mụn ẩn hay không?

Mụn ẩn thường không xuất hiện ngay trên bề mặt của da, do đó việc bạn cố gắng nặn mụn bằng tay có thể gây nên hiện tượng bị nhiễm trùng và hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ, tạo cảm giác thiếu tự tin cho bạn khi giao tiếp.

Nặn mụn cũng có nguy cơ cao đẩy các hỗn hợp dầu, tế bào da chết và vi khuẩn vào sâu bên trong của da hơn, làm tăng nguy cơ và khả năng bị viêm nhiễm nặng hơn tại vết mụn.

Do đó, bạn tuyệt đối không nên nặn mụn, đây cũng là lời khuyến cáo từ các chuyên gia da liễu.

7.2 Mụn ẩn có nguy hiểm không?

Mụn ẩn là loại mụn rất nhiều chị em gặp phải, đây là một loại mụn không gây viêm nhưng có nhân nằm sau bên trong da và bám chặt vào khu vực nang lông. Mụn thường có kích thước khá nhỏ, mọc thành từng mảng lơn, làm cho da không được mịn màng, trở nên sần sùi hơn.

Loại mụn này tuy không gây đau, sưng đỏ hay viêm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nên những vết thâm vĩnh viễn có trên da.

Việc xuất hiện tình trạng mụn này khiến cho quá trình lão hóa da nhanh chóng và dẫn đến mưng mủ nếu tác động với lực mạnh với chúng. Mụn thường được hình thành do thói quen vệ sinh da không đúng cách, thời gian tích tụ bụi bẩn, lớp trang điểm lâu ngày làm bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài ra việc thay đổi nội tiết tố, các yếu tố từ môi trường khói bụi, tia UV, chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc không uống đủ nước cũng là nguyên nhân gây nên hình thành mụn.

7.3 Mụn ẩn thường xuất hiện ở đâu?

Mụn ẩn thường xuất hiện tại các vùng như má, trán hoặc vùng cằm. Mụn mọc nhiều ở vùng trán vì chịu nhiều tác động từ bên ngoài như nắng, bụi đường, mồ hôi, tóc bết dính, thói quen sờ tay lên trán,… khiến cho tích tụ bụi bẩn tại vùng trán và gây ra mụn.

Khi da mặt không được vệ sinh đầy đủ, mỹ phẩm lựa chọn không phù hợp và sử dụng sai cách hoặc dùng những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ gây nên mụn ở má. Khi này khiến cho da sần sùi gây khó chịu và nhiều bất tiện trong việc dưỡng da.

Vùng cằm có tần suất tiếp xúc với tay khá nhiều do đó việc nổi mụn là điều vô cùng dễ hiểu. Mụn mọc ở dưới cằm có thể kết thành cụm, làm cho khuôn mặt bị lồi lõm và gây khó khăn khi lấy mụn.

7.4 Khi nào nên đi gặp bác sĩ khi điều trị mụn ẩn?

Nếu tình trạng của bạn khi tự điều trị tại nhà với các phương pháp truyền thống hoặc theo như kê đơn của các nhà thuốc trong thời gian từ 4 tuần – 8 tuần chưa có dấu hiệu suy giảm hoặc không có tiến triển gì tốt bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ.

Thông thường các bác sĩ da liễu có các cách điều trị như sau:

  • Cách trị mụn ẩn bằng cách sử dụng bôi / thoa thuốc kích thích bong sừng giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng, kháng khuẩn, hạn chế việc mụn mọc quay trở lại.
  • Trị mụn bằng cách peel da lấy hết các tế bào chết hóa hoạc ra khỏi làn da trên khuôn mặt, có tác dụng kích thích tế bào da mới, đào thải những chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên da.
  • Chiếu ánh sáng hỗ trợ gom cồi mụn kích thích mụn trồi lên, gom cồi và điều tiết bã nhờn, giúp tiêu diệt những vị khuẩn P.acnes – nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mụn ẩn.

Dileecos hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra được nhưng câu trả lời thắc mắc trước đây về tình trạng mụn ẩn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được nhận những giải đáp từ các chuyên gia hàng đầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *