Da khô là tình trạng da mất đi sự đàn hồi và dễ bị tổn thương. Khi da trở nên khô ráp, bạn có thể cảm nhận được cảm giác căng và khó chịu, đồng thời da cũng xuất hiện vết nhăn khiến chúng ta cảm thấy không được tự tin. Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu và cách chăm sóc, cùng Dileecos khám phá qua bài viết sau đây nhé!
1. Da khô là gì?
Da khô là một tình trạng mà da trên bề mặt xuất hiện các vảy khô, gây ngứa và nứt nẻ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở mặt, chân, tay và vùng bụng. Đây là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi độ tuổi.
Đây còn được xem là một loại bệnh về da không do di truyền hay bất thường trong cơ thể. Bệnh đến từ nhiều nguyên nhân gây ra như thời tiết lạnh hoặc khô, do tác động của ánh nắng mặt trời, do sử dụng xà phòng có nồng độ pH không phù hợp hoặc tắm quá nhiều. Bạn có thể tự làm nhiều cách để cải thiện tình trạng này, bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm và chống nắng quanh năm.
2. Da khô – Nguyên nhân gây ra
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khô da, sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
2.1 Do tác động của môi trường bên ngoài
Tác động từ môi trường bên ngoài như thời tiết hay cách chăm sóc da chưa đúng cách cũng ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn. Cụ thể:
- Do điều kiện thời tiết: Đó là khi phải đối mặt với các điều kiện khắc nghiệt như thời tiết quá nóng, quá lạnh, quá khô hoặc thay đổi đột ngột. Vào mùa đông, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong mùa hè nắng nóng, tác động mạnh của tia cực tím cũng có thể làm gia tăng quá trình lão hóa, hoặc tổn thương nặng hơn.
- Chăm sóc da không đúng cách: Việc chăm sóc không đúng cách có thể gây ra tình trạng trạng này. Chẳng hạn như việc rửa mặt hoặc tắm quá lâu với nước nóng có thể làm mất đi màng lipid, bởi đây được xem là lớp “rào cản” bảo vệ da. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng cũng là một nguyên nhân gây khô da và các vấn đề khác về da.
Do tác động của môi trường bên ngoài
2.2 Do sự thay đổi từ bên trong cơ thể
Không chỉ những yếu tố bên ngoài, mà cả những yếu tố bên trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến tình trạng da của bạn. Cụ thể:
- Yếu tố di truyền cũng có thể gây mất cân bằng độ ẩm của da.
- Sự thay đổi hormone nội tiết, đặc biệt là sự thay đổi nồng độ hormone estrogen ở phụ nữ và testosterone ở nam giới, cũng có thể ảnh hưởng và làm giảm độ ẩm của da.
- Tuổi tác cũng là một nguyên nhân, vì khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm dần theo tuổi. Khi chúng ta già đi, chức năng của tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da cũng suy giảm, và khả năng giữ nước trong da cũng giảm dần. Do đó, da không còn căng bóng và mịn màng như khi còn trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng kém và thói quen uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc và thấy da có dấu hiệu khô, có thể đó là một tác dụng phụ của thuốc. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
3. Phân loại da khô và Biểu hiện của một làn da khô
Da khô là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Để hiểu rõ hơn về nó, chúng ta cần phân loại để hiểu những dấu hiệu đặc trưng của từng loại da:
3.1 Da khô mụn
Người sở hữu làn da khô tự nhiên có thể trải qua việc bị mụn, và việc sử dụng các sản phẩm điều trị có thể dẫn đến tình trạng khô và bong tróc da. Thông thường, chúng ta thường gặp mụn trứng cá với da dầu, tuy nhiên, da khô cũng có thể có tình trạng này. Dù việc này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng lại thường phổ biến ở người trưởng thành.
Da khô mụn
3.2 Da khô nứt nẻ
Da khô nứt nẻ là cảm giác đau, nứt nẻ và da sần sùi thường xảy ra trên tay, mặt và đặc biệt là môi. Nứt nẻ là kết quả của sự thiếu hoặc giảm lượng dầu tự nhiên giúp da bảo vệ chống lại tình trạng này.
Đây là tình trạng da thường xuất hiện trong thời tiết lạnh, khi các tuyến dầu tiết ra ít dầu hơn hoặc sau khi tiếp xúc với nước qua việc tắm, rửa hoặc làm ướt nhiều lần. Để điều trị, phương pháp khuyến nghị thường là sử dụng kem chứa lanolin.
3.3 Da khô ngứa
Da khô ngứa thường xảy ra phổ biến ở người lớn, do da có xu hướng giảm độ ẩm theo tuổi. Ngứa da có thể xuất hiện trên một số vùng nhất định như cánh tay, chân hoặc trên toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, da ngứa có thể đi kèm với những dấu hiệu như:
- Đỏ
- Sưng, đốm hoặc mụn nước
- Da bị thiếu nước, nứt nẻ
- Da sần sùi hoặc có vảy
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa da, da có thể trông bình thường, đỏ, sần sùi hoặc có mấp mô. Việc gãi nhiều lần có thể làm da bị tổn thương, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Da khô ngứa
3.4 Da khô thiếu nước
Da thiếu nước thường có màu sẫm và có dấu hiệu lão hóa sớm, như nếp nhăn và mất tính đàn hồi. Một cách đơn giản để kiểm tra liệu da bạn có bị thiếu nước hay không là thử nghiệm độ đàn hồi của da như sau:
- Véo một lượng nhỏ da trên má, bụng, ngực hoặc lòng bàn tay và giữ trong vài giây.
- Nếu da trở lại bình thường ngay lập tức, có thể không bị thiếu nước.
- Nếu mất vài phút để da trở lại bình thường, có thể da đang thiếu nước.
Ngoài ra, với tình trạng da này, cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:
- Bị quầng thâm dưới mắt
- Cảm giác ngứa
- Da có màu sẫm hơn
- Xuất hiện nếp nhăn
Da khô thiếu nước
3.5 Da khô sần
Da khô sần là một trạng thái đặc biệt của da khi nổi lên vết sần một cách không bình thường. Những điểm sần trên da có thể cứng hoặc mềm và có thể di chuyển. Thông thường, tình trạng da sần là không gây hại, không liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, người gặp tình trạng này thường có cảm giác không thoải mái và làm giảm sự tự tin.
Da khô sần
3.6 Da mặt khô ngứa
Da mặt khô ngứa là một vấn đề phổ biến và khá khó chịu. Điều này thường xảy ra khi da mặt không giữ được độ ẩm cần thiết. Hơn nữa, có thể gây cảm giác đau rát và làm giảm vẻ đẹp tự nhiên của khuôn mặt. Để chăm sóc loại da này, bạn cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng và giàu độ ẩm.
Da khô gây nên ngứa
4. Các bước chăm sóc da khô từ bên ngoài
Việc áp dụng các bước chăm sóc đúng cho da từ bên ngoài cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số bước để bạn tham khảo:
4.1 Tẩy trang cho da khô
Khi tẩy trang, hãy sử dụng sản phẩm dịu nhẹ và không chứa cồn để không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Chọn những sản phẩm tẩy trang dành riêng cho da khô, nhẹ nhàng làm sạch da mà không gây kích ứng.
==> Xem thêm về sản phẩm nước tẩy trang chăm sóc dành cho da khô tại: https://dileecos.vn/nuoc-tay-trang-o-long-tea/
4.2 Sữa rửa mặt cho da khô
Hãy chọn những sản phẩm có chứa thành phần dưỡng ẩm như glycerin hoặc dầu dừa có thể giúp làm dịu và cung cấp độ ẩm cho da một cách nhẹ nhàng.
4.3 Tẩy tế bào chết cho da khô
Sử dụng tẩy tế bào chết dịu nhẹ để loại bỏ tế bào chết và làm sạch sâu mà không làm khô da. Chọn những sản phẩm chứa thành phần dưỡng ẩm như acid hyaluronic hoặc dầu dừa để giữ độ ẩm cho da.
==> Xem thêm về sản phẩm tẩy tế bào chết tại: https://dileecos.vn/calming-peeling-gel/
Tẩy tế bào chết
4.4 Toner dành cho da khô
Sử dụng toner dịu nhẹ và không cồn sau khi rửa mặt để cân bằng pH và cung cấp độ ẩm cho da. Những sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm từ acid hyaluronic để giúp làm mềm da và giữ ẩm.
4.5 Đắp mặt na da khô
Hãy chọn loại mặt nạ có chứa các thành phần dưỡng ẩm như dầu dừa, glycerin, hoặc acid hyaluronic để làm mềm da và tăng cường độ ẩm. Ngoài ra, việc đắp mặt nạ còn giúp làn da trở nên căng bóng, mịn màng.
4.6 Serum cho da khô
Áp dụng serum sau bước rửa mặt và trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm. Massage nhẹ nhàng để serum thẩm thấu vào da. Hãy chọn serum có thành phần dưỡng ẩm như acid hyaluronic, glycerin, ceramide, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân. Những thành phần này giúp làm mềm và cung cấp độ ẩm cho da.
4.7 Kem dưỡng ẩm cho da khô
Nếu da bạn thuộc tình trạng da khô nặng và cần dưỡng ẩm mạnh hơn, hãy chọn kem có độ đậm đặc và giàu dưỡng chất như dầu dừa, ceramide, glycerin hoặc acid hyaluronic. Những thành phần này sẽ giúp giữ độ ẩm và làm mềm da. Thoa kem dưỡng ẩm lên da sau khi đã làm sạch và sau bước sử dụng serum. Massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu sâu vào da hơn.
4.8 Kem chống nắng cho da khô
Bước chống nắng là quan trọng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Khi chọn kem chống nắng cho da khô, hãy lưu ý những điểm sau:
- Chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF cao để bảo vệ da khỏi tác động của tia UVB.
- Chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm để đồng thời bảo vệ và cung cấp độ ẩm cho da. Acid hyaluronic, glycerin, hoặc dầu dừa là những thành phần dưỡng ẩm phổ biến trong kem chống nắng.
- Thoa kem chống nắng lên da trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 15-30 phút. Thoa lại sau mỗi 2-3 giờ hoặc sau khi tiếp xúc với nước.
==> Xem thêm về kem chống nắng an toàn dành cho da từ Dileecos: https://dileecos.vn/sun50-spf50-pa-kcn-duong-sang-bao-ve-da-quang-pho-rong/
Chọn kem chống nắng dành cho da khô
4.9 Những lưu ý khi chọn mỹ phẩm dành cho da khô
Lưu ý rằng mỗi người có loại da và tình trạng da khác nhau, do đó, việc tìm ra chế độ chăm sóc phù hợp nhất cho da khô có thể cần trải qua thử nghiệm một thời gian. Ngoài ra, khi chăm sóc da từ bên ngoài cần lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa cồn, hương liệu mạnh, hoặc chất tạo màu có thể làm khô da.
- Chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa thành phần dưỡng chất như dầu dừa, dầu hạnh nhân, glycerin, acid hyaluronic, ceramide, vitamin E.
- Kiểm tra thành phần và chọn các sản phẩm không gây kích ứng hoặc dị ứng cho da.
5. Các bước chăm sóc da khô từ bên trong
Da khô không chỉ cần được chăm sóc từ bên ngoài mà còn cần sự chú trọng đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng bên trong cơ thể. Dưới đây là những bước quan trọng để chăm sóc da từ bên trong:
- Cần có chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, hạt chia, hạt lanh, rau xanh, hoa quả để giúp tăng cường độ ẩm, collagen và độ đàn hồi của da.
- Hãy cố gắng uống khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày
- Hạn chế tiếp xúc với không khí khô, ánh nắng mặt trời mạnh, gió lạnh và nhiệt độ quá nóng
- Giảm căng thẳng và ngủ đủ mỗi ngày bằng cách thực hiện các hoạt động thể dục, yoga, thiền dưỡng
- Ưu tiên sử dụng các nguồn chất béo tốt như dầu ô liu, hạt chia, hạt dẻ, quả bơ, cá hồi và hạt hướng dương trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các bước chăm sóc da khô từ bên trong
6. Cách phòng ngừa hiện tượng khô da
Có rất nhiều cách giúp da tránh khỏi hiện tượng khô da, sau đây là một số cách tiêu biểu:
6.1 Uống nhiều nước
70% cơ thể chúng ta là nước và việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là quan trọng để duy trì sự hoạt động của hệ tuần hoàn và giữ cho làn da tươi sáng, đồng thời bảo vệ da khỏi tình trạng khô ráp.
Hơn nữa, làn da là cơ quan ở vị trí xa nhất, không thể tiếp cận trực tiếp với các nguồn nước dinh dưỡng trong cơ thể, nhưng nó lại tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Vì vậy, để duy trì độ ẩm, sự mềm mịn của da, uống đủ nước hàng ngày là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa da khô.
Uống nhiều nước cung cấp ẩm cho làn da
6.2 Uống sữa tươi
Sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho da, bao gồm protein, canxi và vitamin D. Uống một ly sữa tươi hàng ngày có thể giúp cung cấp dưỡng chất cho da và duy trì độ ẩm vượt trội hơn đấy!
6.3 Hạn chế rửa mặt quá nhiều
Rửa mặt quá nhiều có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên vốn có của da. Chỉ nên rửa mặt hai lần mỗi ngày và sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn để an toàn cho da. Ngoài ra, khi rửa mặt với nước ấm sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn so với nhiệt độ thông thường hoặc quá nóng.
6.4 Hạn chế sử dụng nước nóng
Nước nóng có thể làm mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên trên da bạn. Vì vậy, cần hạn chế việc sử dụng nước nóng khi tắm hoặc rửa mặt. Thay vào đó, hãy sử dụng nước ấm để giữ cho da không bị khô.
6.5 Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và duy trì vẻ đẹp của làn da. Bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh, bạn sẽ cung cấp cho da những dưỡng chất quan trọng như vitamin A, C, E, magne, axit béo thiết yếu.
Những dưỡng chất này có thể tìm thấy trong các thực phẩm như vừng, lạc, hạt điều, cà chua, trứng, cần tây, cà rốt, ngó sen, mật ong, cá biển, sò, nghêu, thịt bò và nhiều loại thực phẩm khác.
Để đảm bảo độ ẩm cho da, bạn nên ăn ít nhất 2 muỗng canh dầu ép từ các loại hạt mỗi ngày, ví dụ như dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu dừa… Điều này sẽ giúp làm ẩm cho da một cách đáng kể.
Chế độ ăn uống hợp lý
6.7 Những hậu quả mà làn da khô mang đến
Một làn da thiếu độ ẩm có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, bao gồm:
- Khó chịu, ngứa ngáy và kích ứng.
- Dễ bong tróc và nứt nẻ, đặc biệt là ở các vùng da nhạy cảm như môi và bàn tay.
- Làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng da do hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu.
- Làm tăng nguy cơ xuất hiện nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da.
- Làm mất đi độ đàn hồi và sự săn chắc của da, làm da trở nên mờ và không đều màu.
Những hậu quả mà làn da mang tới
Trên đây là một số thông tin về da khô và cách chăm sóc da trong trường hợp này. Việc chăm sóc da đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng chị em đừng quá lo lắng. Với những biện pháp đơn giản và đúng cách, chúng ta có thể khôi phục làn da của mình và trả lại cho nó sự mềm mại và tự nhiên vốn có. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Dileecos qua số hotline 0931.977.086 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn giải đáp kịp thời bạn nhé!