Tia UV là gì? Tác hại ảnh hưởng đến da và cách phòng tránh

Tia UV

Tia UV không chỉ gây tổn thương cho da mà còn tiềm ẩn vấn đề gây hại đến sức khỏe, tổn hại cho mắt, hệ miễn dịch,… . Vậy làm sao để bảo vệ được làn da của mình tốt nhất? Cùng Dileecos tìm hiểu chi tiết cách ngăn ngừa trong bài viết dưới đây ngay nhé!

       Tia UV

1. Tia UV là gì?

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại là một dạng sóng điện từ trong phổ điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy. Phổ của tia cực tím được chia thành 2 vùng tia:

  • Vùng tử ngoại gần: Có bước sóng từ 380 – 200nm.
  • Vùng tử ngoại xạ (vùng tử ngoại chân không) : Có bước sóng từ 200 – 10nm.

Tia cực tím thường có do bức xạ đến từ mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo như mỏ hàn, giường tắm nắng,… . Loại tia này có bước sóng vượt ngoài màu tím, nên mắt người hoàn toàn không nhìn thấy được.

Tia UV là gì

Tia cực tím UV, tia bức xạ UV

Tuy nhiên một số loài động vật: Chim, bò sát, côn trùng,… có thể nhìn thấy tia cực tím. Trái cây và hoa quả trở nên sặc sỡ hơn trong môi trường có tia bức xạ UV.

2. Tia UV có mấy loại

Tia UV do mặt trời tỏa ra gồm có 3 loại: Tia UVA, tia UVB, tia UVC. Theo lý thuyết, sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến mặt đất là tia UVA.

Tia cực tím UV gồm 3 loại: UVA, UVB, UVC

2.1 Tia UVA

Tia tử ngoại UVA có bước sóng 380 – 315 nm, có bước sóng dài nhất. Tia UVA không bị lớp ozon hấp thụ và có thể được nhìn thấy ở động vật như: Chim, cá,… hoặc côn trùng.

Loại tia này xuyên sâu vào lớp da khiến cho da bị lão hóa nhanh chóng và khiến xuất hiện tình trạng nhăn da.

2.2 Tia UVB

Tia tử ngoại UVB có bước sóng 315 – 280 nm, bị lớp ozon hấp thụ phần lớn. Tia UVB tác động mạnh mẽ lên bề mặt của da, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào DNA, làm cho da bị đỏ.

Nếu trong thời gian dài sẽ gây cháy da, thậm chí gây ung thư nguy hiểm cho da.

2.3 Tia UVC

Tia tử ngoại UVC có bước sóng ngắn nhất từ 280 – 100 nm. Đây là loại bức xạ mạnh nhất và nguy hiểm nhất đối với con người. Tuy nhiên loại tia này bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.

Tia UV có mấy loại

Tia uv có mấy loại

3. Định lượng bức xạ tia UV

Định lượng bức xạ của tia UV cho biết quá trình đo lường mức độ phát ra của tia cực tím UV từ nguồn phát xạ nhất định. Mật độ của tia cực tím phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Vị trí địa lý: Cường độ tia cực tím UV thường lớn hơn tại vùng nhiệt đới, khu vực gần xích đạo.
  • Độ cao so với mực nước biển: Cường độ tia cực tím tỷ lệ thuận với độ cao mực nước biển.
  • Thời điểm trong ngày: Buổi trưa tia bưc xạ UV cực cao, và chiếu sáng vuông góc với mặt đất khoảng từ 10 giờ sáng – 14 giờ chiều.
  • Khung cảnh và môi trường: Mức độ UV thường lớn tại không gian rộng, nhất là những bề mặt có tính phản xạ cao như bề mặt cát biển, bề mặt tuyết.

4. Tác động tia UV đến con người

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, tia UV có tác động mạnh mẽ đến con người, đặc biệt với làn da. Dưới đây là chi tiết những tác hại và lợi ích của loại tia này.

4.1 Tác động đến con người

Một số tác hại của tia tử ngoại UV đó là:

4.2 Gây ung thư da

Tia cực tím là nguyên nhân chính gây ung thư da. Khi làn da tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời sẽ khiến biểu mô tế bào đáy, mô tế bào vảy bị ung thư và xuất hiện khối u ác tính. Có đến 90% bệnh nhân bị ung thư da do bức xa UV gây nên.

4.2 Gây cháy nắng

Tia tử ngoại chiếu vào da tạo ra vết bỏng được gọi là cháy nắng. Khi này các tế bào da bị tổn thương do hấp thụ năng lượng từ tia bức xạ UV.

Lúc đó, máu chảy về vùng da bị tổn thương để chữa lành, khiến cho da chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.

Gây cháy nắng

Da cháy nắng do tia bức xạ UV

4.3 Gây tổn thương miễn dịch

Khi cơ thể tiếp xúc nhiều với tia bức xạ UV sẽ gây ức chế cho hệ miễn dịch. Chức năng các tế bào bạch cầu của người sẽ bị thay đổi sự phân bố trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến tổn thương trầm trọng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể con người.

4.4 Gây tổn thương mắt

Cường độ cao của tia cực tím làm hỏng các mô, gây bỏng mắt khiến giác mạc bị viêm ánh nắng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cho mắt như đục thủy tinh thể, mộng thịt hoặc mộng mỡ mắt.

Đặc biệt tình trạng đục thủy tinh thể nếu không được điều trị sẽ gây nên mù lòa cho con người.

Mắt bị ảnh hưởng khi tia cực tím UV chiếu trực tiếp

Mắt bị ảnh hưởng khi tia cực tím UV chiếu trực tiếp

4.5 Gây lão hóa da

Tia tử ngoại UV làm phá hủy collagen và các mô liên kết có bên dưới lớp trên cùng của da. Từ đó gây nên nếp nhăn, đốm màu nâu và làm mất độ đàn hồi tự nhiên của da.

Tia bức xạ UV gây lão hóa da

Tia bức xạ UV gây lão hóa da

4.5 Lợi ích của tia UV tới con người

Tia cực tím có khả năng giúp kích hoạt vitamin D và điều trị một số bệnh liên quan đến da. Tia giúp định hướng tầm nhìn cho một số loài động vật như chim, cá,… .

Tia bức xạ UV có tính khử khuẩn rất mạnh nên được sử dụng trong khử khuẩn nước và không khí. Bên cạnh đó, loại tia này còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động chính của cơ thể.

5. Cách bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV

Bảo vệ da trước những tác hại của tia tử ngoại UV là điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy thực hiện 2 cách dưới đây để giúp làn da luôn khỏe mạnh và tươi sáng:

5.1 Bôi kem chống nắng

Trong thành phần của kem chống nắng có khả năng chống lại các tác hại của tia bức xạ UV. Từ đó giúp cho làn da tránh bị tổn thương, ngăn ngừa sạm nám và làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả.

Bạn nên sử dụng kem chống nắng phù hợp với làn da của mình, tốt nhất nên chọn kem có chí số SPF 30+ và PA+++. Nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 15 – 20 phút và thoa lại sau 2 – 3 giờ.

Bạn hãy bôi kem chống nắng vừa đủ với da mặt từ 1 – 2 gram và da body từ 25 – 30 gram / 1 lần.

Bôi kem chống nắng chống bức xạ UV

Bôi kem chống nắng chống bức xạ UV

Xem thêm về sản phẩm kem chống nắng của Dileecos: https://dileecos.vn/sun50-spf50-pa-kcn-duong-sang-bao-ve-da-quang-pho-rong/

5.2 Dùng viên chống nắng

Bên cạnh việc sử dụng bôi kem chống nắng ngoài da, bạn có thể sử dụng viên uống chống nắng giúp bảo vệ da từ bên trong. Viên uống chống nắng giúp chống oxy hóa, trung hòa tác hại của gốc tự do từ sâu bên trong cơ thể và kháng viêm.

Nhờ hoạt động của các chất chống oxy hóa khiến cho melanin bị ức chế, làm cho da không bị sạm đen. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm và giảm thiểu các tổn thương cháy nắng, mẩn đỏ da,….

Uống viên thuốc chống nắng bảo vệ da từ bên trong

Uống viên thuốc chống nắng bảo vệ da từ bên trong

6. Một số giải pháp phòng tránh tác hại của tia UV

Để phòng tránh các tác hại từ tia cực tím, bạn hãy thực hiện một số điều sau:

  • Không nên ra ngoài trời khi nắng gắt, đặc biệt vào khoảng thời gian giữa trưa lúc 12 giờ.
  • Nên tránh nắng trong các bóng râm, cây có bóng mát.
  • Khi ra ngoài trời nắng, đội nón rộng vành, phủ được khoảng 2/3 khuôn mặt.
  • Sử dụng ô (dù), đeo khẩu trang kín, đeo kính râm sẫm màu hoặc màu đen.
  • Bôi kem chống nắng vật lý có chỉ số SPF 50+ bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và tia UVB.
  • Khi sử dụng kem chống nắng cần thoa trước 20 – 30 phút khi ra ngoài trời và sau 2 – 3 giờ thoa lại một lần để sản phẩm có tác dụng tốt nhất.
  • Mặc áo chống nắng che kín cho da cơ thể, hạn chế tối đa việc tiếp xúc ánh nắng trực tiếp chiếu vào da.

7. Một số tác dụng của tia UV đối với môi trường

Tia cực tím UV có những giá trị vô cùng đặc biệt trong môi trường đó là:

7.1 Khử khuẩn nước

Tia tử ngoại UV có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, virus và các loại tảo gây hại có trong nước. Tia ánh sáng UV chiếu vào tế bào vi sinh vật khiến DNA bị phá vỡ và trực tiếp giết chết các vi khuẩn, virus gây hại.

Bởi vậy nên, công nghệ khử khuẩn nước từ tia UV được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước. Nhờ đó, mang đến nguồn nước sạch trong, an toàn cho con người sử dụng.

7.2 Khử khuẩn không khí

Công nghệ từ tia UV hiện đã và đang được sử dụng nhiều trong hệ thống khử khuẩn không khí tại các bệnh viện, cơ sở y tế,… . Đặc biệt đối với những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như phòng sinh thiết, phòng soi phế quản,… .

Lúc đó đèn cực tím được gắn vào hệ thống ống thông khí, ngăn chặn tối đa sự phát triển của vi khuẩn và virus. Điều này mang đến một không khí sạch và an toàn cho con người hít thở.

7.3 Chiếu xạ trực tiếp

Tia UV được trang bị trong các đèn diệt khuẩn được treo trên một độ cao nhất định. Thường đèn được đặt chiếu rọi trực tiếp tại nơi làm việc của con người.

7.4 Chiếu xạ gián tiếp

Trong quá trình chiếu xạ gián tiếp, tia UV được đặt hướng lên phía trên trần nhà, có tác dụng phá hủy các loại vi khuẩn ở phía trên không. Do ảnh hưởng của dòng đối lưu, lớp không khí bên trên được khử khuẩn sẽ bị thay thế bằng lớp không khí bên dưới chưa diệt khuẩn.

Sau quá trình thực hiện trên, toan bộ không khí được khử khuẩn, mang lại môi trường an toàn cho sức khỏe con người.

Trên đây là những tác hại, lợi ích và cách phòng chống tia UVDileecos tổng hợp chia sẻ tới các bạn. Hy vọng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các bạn. Nếu bạn có nhu cầu đặt mua sản phẩm chống nắng hãy liên hệ ngay chúng toi để được tư vấn ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *